Lễ hội truyền thống Bánh chưng - Bánh giầy thành phố Sầm Sơn năm 2020: Sôi động – Hấp dẫn
Sáng 2/7, tại sân đền Độc Cước, UBND TP Sầm Sơn đã tổ chức lễ hội truyền thống Bánh chưng - bánh giầy năm 2020. Đây lễ hội văn hóa truyền thống của nhân dân Sầm Sơn, được tổ chức thường niên vào ngày 12.5 âm lịch hằng năm nhằm tạ ơn trời đất, thánh thần. cầu cho biển lặng gió êm, cầu cho thôn xóm được mùa, nhân dân vào lộng ra khơi đánh bắt được nhiều tôm cá. Đồng thời góp phần giới thiệu và quảng bá về mảnh đất, con người và các giá trị văn hóa truyền thống, tạo sản phẩm du lịch độc đáo, thu hút du khách bốn phương.Sáng 2/7, tại sân đền Độc Cước, UBND TP Sầm Sơn đã tổ chức lễ hội truyền thống Bánh chưng - bánh giầy năm 2020. Đây lễ hội văn hóa truyền thống của nhân dân Sầm Sơn, được tổ chức thường niên vào ngày 12.5 âm lịch hằng năm nhằm tạ ơn trời đất, thánh thần. cầu cho biển lặng gió êm, cầu cho thôn xóm được mùa, nhân dân vào lộng ra khơi đánh bắt được nhiều tôm cá. Đồng thời góp phần giới thiệu và quảng bá về mảnh đất, con người và các giá trị văn hóa truyền thống, tạo sản phẩm du lịch độc đáo, thu hút du khách bốn phương.
Nghi thức rước kiệu tại lễ hội bánh chưng – bánh giầy thành phố Sầm Sơn 2020
Ngay từ sáng sớm, hàng nghìn người dân đã nô nức tham gia nghi thức rước kiệu. Từng đoàn rước kiệu cùng với mâm bánh chưng bánh giầy tế lễ, mâm sơn trang, ngũ quả và hàng trăm người già, trẻ, gái, trai ăn vận quần áo truyền thống, khăn xếp áo the diễu hành từ từ các đền thờ, đình làng qua các tuyến phố chính rồi tề tựu về sân đền Độc Cước để hành lễ.
Các đại biểu tham dự lễ hội
Đồng chí Bùi Quốc Đạt, Phó Chủ tịch UBND thành phố, Trưởng Ban Tổ chức khai mạc lễ hội
Sau lời khai mạc, trống khai hội và phần nghi lễ truyền thống là chương trình nghệ thuật có chủ đề Tiếng vọng Sầm Sơn – hồn thiêng sông núi do các nghệ sỹ nhà hát ca múa kịch Lam Sơn và vũ đoàn Pha Lê biểu diễn đã tái hiện lại truyền thuyết thần Độc Cước xẻ đôi thân mình, đánh loài quỷ biển, bảo vệ ngư dân xóm chài; sự tích bánh chưng – bánh giầy gắn liền khát khát vọng của người Sầm Sơn về một cuộc sống phồn thịnh, ấm no, hạnh phúc.
Chương trình nghệ thuật chủ đề Tiếng vọng Sầm Sơn – hồn thiêng sông núi
Đặc sắc và sôi động nhất của lễ hội Bánh chưng - bánh giầy là chương trình thi làm bánh giầy. Năm nay, lễ hội có sự tham gia của 13 làng đến từ 11 xã, phường trên địa bàn thành phố. Mỗi làng chọn 7 người có sức khoẻ và kinh nghiệm, mặc trang phục truyền thống, mang theo một thúng nếp đã được ngâm sẵn, cùng các vật dụng như: nồi nấu, cối đá, chày gỗ, mâm đặt bánh, nước sạch và củi lửa.
Các đội thi lấy lửa để thực hiện công đoạn đồ xôi
Sau tín hiệu phát lên của Ban tổ chức, chương trình thi làm bánh bắt đầu, lửa bếp được nhóm lên, các làng thi nhau đồ xôi, giã xôi, nặn bánh trong tiếng nhạc và âm thanh của trống giục, tiếng reo hò cổ vũ của nhân dân các làng cùng du khách.
Công đoạn giã bánh do các trai làng khỏe mạnh đảm nhận
Mỗi làng làm 2 bánh giầy thi, mỗi bánh có đường kính 30cm, đỉnh cao 10cm đặt trên mâm. Trong thời gian 40 phút, đội nào làm được chiếc bánh giầy nhanh nhất, ngon nhất và đẹp nhất sẽ giành chiến thắng.Tiếng trống hội tưng bừng hòa lẫn nhịp chày giã bánh giầy cùng với tiếng cổ vũ của người xem, tạo nên không khí lễ hội vô cùng sôi động, tạo được ấn tượng tốt đẹp trong lòng nhân dân và du khách.
Bánh được hoàn thành đưa về khu vực tập trung để ban giám khảo chấm điểm
Bà Phạm Thanh Hoa, Việt kiều Pháp phấn khởi chia sẻ: Tôi gốc là người dân Sầm Sơn, sang định cư tại Pháp đã rất lâu, nay mới có dịp trở về đúng dịp lễ hội truyền thống của quê hương. Chúng tôi thấy rất vui và hài lòng với cách thức tổ chức lễ hội của chính quyền thành phố đã giúp dân làng có dịp gặp gỡ giao lưu và tỏ lòng thành kính, tri ân công đức của các vị thánh thần, cha ông ta.
Lần đầu tiên được tham gia lễ hội bánh chưng – bánh giầy thành phố Sầm Sơn, anh Lê Thành Quốc, đến từ thành phố Thanh Hóa hào hứng: Đây là lần đầu tiên tôi được tham gia lễ hội bánh chưng bánh giầy thành phố Sầm Sơn. Lễ hội được tổ chức hoành tráng, mang nhiều bản sắc văn hóa truyền thống và mọi người tham gia rất nhiệt tình, không khí lễ hội rất tuyệt vời.
Đồng chí Lê Ngọc Khanh, UVBTV, Trưởng ban Dân vận Thành ủy trảo giải nhất cả 3 nội dung thi cho Đền Hoàng Minh Tự, phường Trường Sơn .
Kết thúc các phần thi, Ban tổ chức đã trao giải cho các đơn vị tham gia. Năm nay, đền Hoàng Minh Tự, phường Trường Sơn xuất sắc giành giải nhất ở cả 3 nội dung thi: làm mâm sơn trang, thi rước kiệu và làm bánh giầy.
Đồng chí Bùi Quốc Đạt, Phó Chủ tịch UBND thành phố, Trưởng Ban Tổ chức lễ hội thành phố trao giải cho các đơn vị tham gia lễ hội
Sau khi lễ hội kết thúc, bánh được chia đều cho dân trong làng cùng nhau hưởng lộc, phúc để trong năm gặp nhiều may mắn và bình an.
Nguyễn Hiền
- Văn kiện Đại hội đại biểu MTTQ Việt Nam tỉnh Thanh Hóa lần thứ XV, nhiệm kỳ 2024 - 2029
- Ban Dân vận Thành uỷ Sầm Sơn: Tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Dân vận năm 2024
- Thành phố Sầm Sơn: Tập huấn nghiệp vụ, pháp luật cho lực lượng bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở năm 2024
- Nữ sinh trường THPT Sầm Sơn đạt 3 điểm 10 thi tốt nghiệp THPT năm 2024
- Hướng dẫn tham gia Cuộc thi “Tìm hiểu lịch sử truyền thống của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Lịch sử MTTQ Việt Nam tỉnh Thanh Hóa”
- Thể lệ Cuộc thi trắc nghiệm trực tuyến trên Internet “Tìm hiểu lịch sử truyền thống của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Lịch sử Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Thanh Hóa”
- Đẩy mạnh tuyên truyền tham gia Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XIII
- Thành phố Sầm Sơn: Tổng kết hoạt động du lịch năm 2023, triển khai nhiệm vụ năm 2024
- Công an thành phố Sầm Sơn: Ra quân tấn công, trấn áp tội phạm, đảm bảo an ninh trật tự Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024.
- ĐỀ CƯƠNG TUYÊN TRUYỀN ĐẠI HỘI MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM CÁC CẤP TIẾN TỚI ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU TOÀN QUỐC MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM LẦN THỨ X





